Lịch sử Hệ_thống_đầu_phiếu

Tiền dân chủ

Đầu phiếu đã và dang được dùng như một nhân tố căn bản của một xã hội dân chủ hồi dân chủ Athen từ thế kỷ 6 TCN. Một trong những cuộc bỏ phiếu sớm nhất được ghi lại ở Athen là đầu phiếu theo nguyên tắc đa số cho chiến thắng không mong đợi vì đấy thật ra là việc tẩy chay để đày người dân mà họ (cử tri) không thích nhất. Hầu hết các cuộc bầu cử trong thời kỳ đầu dân chủ đều dùng thể thức đa số này hoặc chỉ là biến thể của nó. Chỉ có một ngoại lệ, vào thế kỷ 13 bang Venice đã thông qua một cách thức bầu cử mà chúng ta gọi hôm nay là đầu phiếu đồng thuận để bầu Đại hội đồng của họ.[1]

Jean-Charles de Borda, nhà lý luận về bầu cử tiên phong.The Marquis de Condorcet, một nhà lý luận về bầu cử tiên phong khác.

Sự sáng lập lý thuyết đầu phiếu

Lý thuyết đầu phiếu trở thành đối tượng của nghiên cứu mang tính học thuật vào khoảng Cách mạng Pháp.[1] Jean-Charles de Borda đề xướng nguyên tắc đếm Bardo vào năm 1770 cho bầu cử các thành viên cho Viện Hàn Lâm Khoa Học Pháp. Phương pháp này bị Marquis de Condorcet bác bỏ và ông này đề nghị phương pháp Condorcet và ông cũng viết về nghịch lý Condorcet.[2]

Sự phát triển hậu 1980

Lý thuyết đầu phiếu đang tập trung vào các tiêu chuẩn của hệ thống đầu phiếu ở các hệ thống bầu cử cụ thể. Mọi chi tiết về mặt mạnh hay yếu của một hệ thống bầu cử sẵn sàng được hỗ trợ bởi các tiêu chuẩn đã được định nghĩa trước bằng toán học.

Các nhà khoa học chính trị của thế kỷ 20 đã ấn hành nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của các hệ thống bầu cử đến chọn lựa của cử tri, tới các đảng chính trị,[3][4][5] và tới sử ổn định chính trị.[6][7] Một số ít học giả còn nghiên cứu những hiệu ứng đã làm cho các quốc gia thay đổi hệ thống bầu cử của mình.[8][9][10][11][12] Nicolaus TidemanDonald G. Saari là hai trong một số nhà lý luận nổi tiếng đã góp phần vào việc cải thiện và đưa ra một số khái niệm mới về bầu cử.

Máy tính đã giúp cho việc ứng dụng các phương pháp Kemeny-Young, cặp xếp hạng (ranked pairs), và Schulze xếp hạng tất cả các lựa chọn từ phổ biến nhất đến ít phổ biến nhất.

Sự phổ cập của Internet cũng đã làm tăng sự quan tam và bầu cử. Không giống như các lĩnh vực toán học khác, hệ thống đầu phiếu tương đối dễ hiểu đối với những người không chuyên.

Các nghiên cứu về hệ thống đầu phiếu đã ảnh hưởng đến việc cải cách bầu cử hiện nay, như những đề xuất thay thế đầu phiếu đa số bằng các phương pháp khác ở bầu cử cấp chính quyền. Các địa phương ở Mỹ đã dùng phương pháp đầu phiếu runoff tức thời (instant-runoff voting) từ năm 2000. Nhiều nước khác như New Zealand, Canada cũng thay thế cho phù hợp hơn. Ngoài ra, vào thán Chín năm 2007, Đảng Tân Dân Chủ Thống Nhất của Hàn Quốc bắt đầu dùng Hệ thống Đầu phiếu Di động đầu tiên trên thế giới trong cuộc bầu cử tổng thống sơ bộ của mình.[13] Ngay cả các tổ chức phi chính phủ hiện nay cũng dùng các hệ thống đầu phiếu.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hệ_thống_đầu_phiếu http://www.citizensassembly.bc.ca/resources/submis... http://theorem.ca/~mvcorks/code/voting_methods.htm... http://xaravve.trentu.ca/pivato/Teaching/voting.pd... http://www.accuratedemocracy.com/ http://www.discover.com/issues/nov-00/features/fea... http://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id... http://www.mfo.de/programme/schedule/2004/11b/OWR_... http://fc.antioch.edu/~james_green-armytage/voting... http://www.hss.caltech.edu/Events/SCW/Papers/merlv... http://www-2.cs.cmu.edu/~conitzer/MLEvotingUAI05.p...